Nên Đi Xuất Khẩu Nhật Hay Hàn

Nên Đi Xuất Khẩu Nhật Hay Hàn

Trong khu vực Châu Á chúng ta, Nhật Bản và Hàn Quốc là 2 quốc gia nhập khẩu lao động nước ngoài nhiều nhất. Bên cạnh đó, là cả 2 quốc gia này đều có nền kinh tế phát triển cùng sự đãi ngộ tốt nhất cho người lao động. Vậy, nên đi xuất khẩu lao động Nhật Bản hay Hàn Quốc? Chúng ta cùng làm rõ vấn đề đó ở bài viết dưới đây nhé.

Trong khu vực Châu Á chúng ta, Nhật Bản và Hàn Quốc là 2 quốc gia nhập khẩu lao động nước ngoài nhiều nhất. Bên cạnh đó, là cả 2 quốc gia này đều có nền kinh tế phát triển cùng sự đãi ngộ tốt nhất cho người lao động. Vậy, nên đi xuất khẩu lao động Nhật Bản hay Hàn Quốc? Chúng ta cùng làm rõ vấn đề đó ở bài viết dưới đây nhé.

Tổng kết: Nên đi xuất khẩu Hàn hay Nhật?

Qua những đánh giá ở trên, mỗi thị trường xuất khẩu lao động đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Chúng tôi xin tóm tắt:

+ XKLĐ Hàn Quốc: mức thu nhập cao, chi phí rẻ khi đi theo diện EPS. Tuy nhiên yêu cầu tuyển chọn khắt khe hơn, phải trải qua kỳ thi tiếng Hàn cạnh tranh cao. Đồng thời, thời gian chờ đợi lâu.

+ XKLĐ Nhật Bản: mức thu nhập thấp hơn (hiện nay đồng Yên Nhật cũng đang bị giảm), chi phí đi Nhật nhỉnh hơn so với đi Hàn. Song, các tiêu chí tuyển chọn đi XKLĐ Nhật dễ hơn, dễ đậu đơn hàng hơn và thời gian nhanh.

Từ những thông tin trong bài viết mà Trung Tâm Nhân Lực chia sẻ trên đây, bạn nên xem xét bản thân đã có và đang thiếu những điều kiện tuyển chọn nào? Khả năng đáp ứng yêu cầu tuyển chọn của 2 thị trường lao động trên ra sao? Đồng thời, bạn cũng nên căn cứ nhu cầu cá nhân (thu nhập, thời gian đi lâu dài, thời gian chờ đợi,… ) mà bạn đưa ra lựa chọn tốt nhất. Chúng tôi quan điểm rằng: Sự lựa chọn tốt nhất là sự lựa chọn phù hợp nhất. Hãy tìm ra sự thích hợp nhất với bản thân của mình. Chúc bạn sớm đưa ra được quyết định nên đi xuất khẩu Hàn hay Nhật và theo đuổi con đường mình lựa chọn.

Thời gian XKLĐ và gia hạn lao động

Người lao động được cấp visa E9 (XKLĐ theo chương trình EPS) có thời hạn làm việc là 4 năm 10 tháng.

Sau khi hết thời hạn hợp đồng lao động, người lao động cần đăng ký kiểm tra tiếng Hàn trên máy tính để tái nhập cảnh trở lại Hàn Quốc làm việc.

Hợp đồng xuất khẩu lao động Nhật Bản thường có 2 loại là 1 năm hoặc 3 năm.

+ Đơn hàng 1 năm: chi phí thấp, nhưng khó để quay  trở lại Nhật làm việc.

+ Đơn hàng 3 năm: có thể kéo dài thời gian làm việc thêm 2 năm nữa hoặc tham gia chương trình kỹ năng đặc định để ở lại Nhật thêm 5 năm.

Về cơ bản, hồ sơ tham gia XKLĐ Hàn Quốc và Nhật Bản khá tương đồng nhau. Bao gồm: Sơ yếu lý lịch, giấy khám sức khỏe, giấy xác nhận dân sự, bằng tốt nghiệp/ chứng chỉ, hộ chiếu, ảnh và giấy tờ cá nhân.

Nên đi xuất khẩu lao động Hàn hay Nhật?

Nên đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc hay Nhật Bản

Hàn Quốc và Nhật Bản là hai quốc gia Châu Á phát triển, nhưng đang phải đối mặt với nguy cơ già hoá dân số, và nhập khẩu lao động từ nước ngoài là một phương pháp giải quyết hiệu quả vấn đề này. Cùng với việc có nhiều điểm văn hóa, khí hậu tương đối quen thuộc với Việt Nam, đây cũng là quốc gia có mức tiền lương trả lao động cơ bản tương đối cao, có thể cao nhất trong số các thị trường xuất khẩu lao động trong khu vực châu Á. Nhưng câu hỏi đặt ra là Nên đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc hay Nhật Bản? Để trả lời câu hỏi này mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

- Theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, lao động muốn đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc phải thực hiện những bước sau:

+ Kiểm tra xem mình có thuộc 58 huyện bị cấm đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc không?

+ Học tiếng Hàn Quốc: Lao động phải tự học tiếng Hàn thì mới có thể tham gia kỳ thi tiếng Hàn EPS-KLT

Tham gia kỳ thi tiếng Hàn: EPS-KLT là một kỳ thi tiếng Hàn dành cho chương trình EPS, do Bộ việc làm và lao động Hàn Quốc phối hợp cùng với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức. Kế hoạch thi sẽ được thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để lao động kịp thời tham gia.

Lao động phải trực tiếp đăng ký tại Sở Lao động-Thương binh và Xã hội nơi cư trú của lao động và gia đình lao động và điểm dự thi tại điểm do Trung tâm Lao động ngoài nước sẽ thông báo cho lao động.

+ Nộp hồ sơ đăng ký: Những lao động vượt qua kỳ thi tiếng Hàn sẽ được thông báo để làm thủ tục đăng ký dự tuyển thông qua Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, nơi đăng ký dự thi tiếng Hàn.

+ Thi tiếng Hàn: Nếu đỗ kỳ thi tiếng Hàn, Bộ Lao Động sẽ hướng dẫn bạn làm hồ sơ, thủ tục gửi về cho doang nghiệp Hàn Quốc.

Hồ sơ dự tuyển được chuyển về Trung tâm Lao động ngoài nước kiểm tra và xử lý, những hồ sơ đạt yêu cầu sẽ được gửi sang Hàn Quốc để chủ lao động lựa chọn.

Chủ sử dụng lao động lựa chọn và ký hợp đồng: Những lao động được doanh nghiệp Hàn Quốc lựa chọn và ký hợp đồng sẽ được Trung tâm lao động ngoài nước thông báo.

Sau khi nhận được thông báo sẽ phải nộp các khoản phí và ký hợp đồng với Trung tâm Lao động ngoài nước,ký quỹ ngân hàng 100 triệu đồng, tham gia khóa bồi dưỡng kiến thức cần thiết và xuất cảnh sang Hàn Quốc làm việc.

Trước khi nộp hồ sơ lao động phải đảm bảo mình đủ điều kiện sức khỏe đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Người lao động phải khám sức khỏe tại các bệnh viện hoặc công ty tuyển dụng sẽ dẫn lao động đi khám.

Lao động phải đủ điều kiện sức khỏe, để biết chi tiết các bệnh bị cấm đi XKLĐ Nhật Bản xem chi tiết

- Nộp hồ sơ và khai form thông tin

+ Khi phiếu khám sức khỏe được bệnh viện gửi về công ty, nếu lao động đạt yêu cầu về sức khỏe để tham gia chương trình, thì người lao động sẽ hoàn thành hồ sơ nộp tại công ty.

+ Khai form thông tin: Lao động sẽ khai theo mẫu của công ty để đăng ký tham gia thi tuyển.

+ Nộp tiền đặt cọc thi tuyển: Khoản tiền này dùng để đảm bảo rằng lao động sẽ không bỏ thi giữa chừng, chấp hành đúng nội quy của công ty. Khoản tiền này sẽ được trả lại cho lao động khi hoàn thành xong kỳ thi.

+ Lao động phải nhập học nguồn nếu như đơn hàng yêu cầu.

+ Trước khi các nghiệp đoàn từ Nhật qua phỏng vấn 3,4 ngày lao động lên để nhập học tại trung tâm của công ty để học tiếng Nhật cơ bản, kỹ năng phỏng vấn và văn hóa Nhật Bản.

+ Lao động sẽ được phỏng vấn trực tiếp với xí nghiệp tại ngày thi, thi tuyển những bài thi kỹ năng hoặc thi nghề nếu như các nghiệp đoàn Nhật Bản yêu cầu. Thông thường chỉ đối với đơn hàng May, tiện, phay, xây dựng… mới thi tay nghề.

+ Thông báo trúng tuyển: Gặp mặt gia đình lao động, ký hợp đồng.

+ Tùy vào yêu cầu cũng như tính chất của một đơn hàng sẽ có những khung học phí khác nhau, các mức phí này sẽ được thông báo với lao động khi đăng ký thi tham gia.

+ Thường thời gian đào tạo tiếng Nhật đến lúc bay là 3 đến 4 tháng.

+ Khi lao động có đầy đủ visa, tư cách lưu trú, vé máy bay thì lao động sẽ phải nộp những khoản tài chính còn lại.

+ Công ty phái cử sẽ trực tiếp đưa các bạn sang Nhật Bản làm việc

+ Khi sang Nhật Bản lao động sẽ được nghiệp đoàn đón và hướng dẫn tại sân bay và đưa về nơi làm việc. Lao động sẽ có 2 đến 3 tuần làm quen với công việc, cuộc sống tại Nhật bà bắt đầu công việc vào tháng thứ 2.

Như vậy nhìn chung đi lao động tại Hàn Quốc hay Nhật Bản đều có những khó khăn nhất định, một trong số các khó khăn đó là điều kiện về ngôn ngữ. Tuy nhiên bạn cần cân nhắc vì trong khi tiếng Hàn được đánh giá là một trong các ngôn ngữ dễ học thì tiếng Nhật lại là một trong những ngôn ngữ khó học nhất thế giới. Vậy nên tuỳ thuộc vào điều kiện của bản thân và nhu cầu của mình mà lựa chọn nên đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc hay Nhật Bản.

Nên đi xuất khẩu lao động Nhật Bản hay Hàn Quốc là thắc mắc của rất nhiều người, bởi đây là 2 thị trường thu hút rất nhiều người lao động nước ta. Hôm nay hãy cùng tìm hiểu chi tiết về hai thị trường này trước khi đưa ra quyết định bạn nhé.